Các bệnh lý về đường hô hấp hiện nay đang gia tăng đột biến, đặc biệt là rất hay xuất hiện ở trẻ em. Để bố mẹ biết cách chăm sóc hệ hô hấp của con em mình tốt hơn, hãy đọc hết bài viết sau đây nhé!
Cấu tạo cơ quan hô hấp ở trẻ em
Cấu tạo hệ hô hấp ở trẻ nhỏ, bao gồm: Lồng ngực, các cơ hô hấp quan trọng, màng phổi, trung tâm hô hấp và các hệ thần kinh liên quan. Đặc biệt là các đường dẫn khí phục vụ cho việc trao đổi khí từ môi trường bên ngoài, nuôi sống cơ thể trẻ, được kể đến như:
- Đường hô hấp trên: Mũi, miệng, hầu, thanh quản.
- Đường hô hấp dưới: Khí quản, tiểu phế quản, phế quản và phổi.

Cơ quan hô hấp ở trẻ em có sức chịu đựng kém hơn người lớn rất nhiều lần, nên rất dễ bị tổn thương dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Một khi các bộ phận kể trên bị các nhân tố siêu vi như virus, vi trùng xâm nhập sẽ dẫn đến bệnh hô hấp thường thấy ở trẻ.
Tại sao trẻ em lại hay mắc bệnh về đường hô hấp
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ em dễ mắc các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp hơn người lớn, nhưng chung quy thì có 2 nguyên nhân chính sau đây:
Do bệnh lý
Như đã khẳng định ở trên, cơ quan hô hấp ở trẻ rất dễ bị tổn thương và không có khả năng chống chịu lại các loại virus và vi khuẩn gây bệnh như ở người lớn. Bao gồm:
- Virus: Có khoảng hơn 80% các ca nhiễm bệnh về đường hô hấp ở trẻ liên quan đến virus.
- Vi trùng: Những loại vi trùng dễ gây bệnh hô hấp cho trẻ em là Haemophilus Influenzae type B, Streptococcus Pneumoniae, Staphylococcus, Ho gà, Lao, Ecoli,…
Do tác động của môi trường bên ngoài
Ngoài các vấn đề liên quan về vi khuẩn, virus thì những nguyên nhân sau đây cũng gây ảnh hưởng rất xấu đối với hệ hô hấp ở trẻ:
- Sức khỏe kém thì hệ hô hấp cũng yếu theo, đây là một sự thật hiển nhiên. Trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 1 tuổi bị sinh non, suy dinh dưỡng, còi xương hoặc bị các căn bệnh suy giảm miễn dịch.

- Các bé sống trong môi trường ẩm thấp, có điều kiện vệ sinh kém.
- Các bé hay nằm trong phòng điều hòa với mức nhiệt độ thấp, khiến mũi và họng cực khô dẫn đến viêm nhiễm, có nguy cơ mắc bệnh hô hấp khi thời tiết chuyển lạnh.
Những căn bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ
Những căn bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ chính là:
Cảm lạnh
Bệnh có các triệu chứng điển hình là ho và sốt nhẹ, kém ăn, đau họng và sẽ có nguy cơ kéo dài trong khoảng thời gian 1 tuần lễ. Bệnh cảm lạnh này có thể lây lan giữa người qua người hoặc các đường tiếp xúc thông thường.
Bố mẹ không nên chủ quan bởi đối khi căn bệnh cảm lạnh cũng có thể trở nặng và gây ra những biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm.
Bệnh cúm
Thường bị mọi người nhầm lẫn với căn bệnh cảm lạnh, triệu chứng thường thấy nhất là sốt, ớn lạnh, mệt mỏi và đau nhức khắp người. Trẻ nhỏ khi bị cúm rất dễ quấy khóc, khó chịu dẫn đến bỏ ăn.
Một số trẻ khác lại có dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy, hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi và ho. Lưu ý bệnh cúm này có thể lây lan từ người sang người nên khi chăm sóc bé, bố mẹ nên cẩn thận.
Bạch hầu
Bạch hầu là căn bệnh hô hấp truyền nhiễm do vi khuẩn Corynebacterium Diphtheriae gây ra, có cơ chế lây từ người sang người. Khi bị phơi nhiễm thì triệu chứng sẽ bắt đầu trong khoảng từ 2 đến 5 ngày sau đó.
Triệu chứng lúc đầu không mấy đặc trưng nên nhiều bố mẹ cứ lầm tưởng trẻ bị nhiễm các căn bệnh cảm lạnh thông thường. Nhưng khi bệnh trở nặng các triệu chứng dần trở nên nguy hiểm hơn. Nặng nhất là có thể trẻ sẽ bị viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh,…
Các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp
Các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khác được kể đến chính là: Viêm mũi họng cấp, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm phổi thùy, viêm phổi kẽ, viêm tiểu phế quản, hen phế quản,…
Cách chăm sóc trẻ bị bệnh về đường hô hấp
Để trẻ em luôn có được một sức khỏe thật tốt, chống lại được những cơn bạo bệnh nguy hiểm thì bố mẹ nên thực hiện những biện pháp chăm sóc sau:
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Không nên kiêng cử, phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Nếu trẻ đang bệnh thì mẹ nên cho bé ăn những loại thực phẩm dễ tiêu và chia làm nhiều bữa trong ngày để trẻ dễ hấp thu chất dinh dưỡng nhất có thể.
Sử dụng viên nhai GS Imunostim để tăng đề kháng cho trẻ
Ngoài ra, bố mẹ có thể sử dụng viên nhai Imunostim để hỗ trợ tăng cường chức năng về hệ miễn dịch cho trẻ em. Nhiệm vụ chính của viên nhai này là bảo vệ sức khỏe cho đường hô hấp của trẻ, hạn chế các căn bệnh hô hấp theo mùa, thay đổi thời tiết,…
Giữ ấm tối ưu cho trẻ
Việc mắc các căn bệnh hô hấp ở trẻ phần lớn là do không giữ ấm cơ thể đúng cách, bố mẹ nên quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn. Khi ra đường vào tiết trời lạnh nên cho trẻ mặc nhiều quần áo.
Không nên để quạt chĩa thẳng vào người trẻ, hạn chế mở điều hòa suốt ngày cũng như điều chỉnh nhiệt độ quá thấp.
Hy vọng bố mẹ thông qua bài viết này đã có thể nhận biết được những nguy cơ nguy hiểm khi trẻ bị mắc các căn bệnh về đường hô hấp. Bố mẹ hãy thử sử dụng GS Imunostim để tăng sức đề kháng, bảo vệ an toàn cho đường hô hấp của bé nhé! Xem thêm tại vesihohap