Máy ép khung cao tần là thiết bị hỗ trợ dùng trong sản xuất ván ghép gỗ giúp đẩy nhanh tiến độ sản xuất, nâng cao hiệu suất cho doanh nghiệp. Nhiều đơn vị gia công gỗ rất quan tâm đến nguyên lý hoạt động cũng như các vận hành máy ép cao tần sao cho an toàn, tối ưu hiệu quả nhất.
Máy ép khung cao tần là gì? Nguyên lý hoạt động
Trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ ra thành phẩm, công đoạn lắp ráp chiếm rất nhiều thời gian. Thông thường, nếu làm thủ công thì mất khoảng 1 tiếng đồng hồ để lắp ráp xong cánh cửa gỗ. Tuy nhiên, với máy ép khung cao tần thì trong thời gian đó có thể lắp ráp được rất nhiều sản phẩm.
Máy được sử dụng cho các chi tiết như: khung tủ, cánh cửa, khung gương, khung tranh…Máy có thể lắp ráp các loại khung, cửa có mộng hoặc không có mộng dùng chốt gỗ hoặc lắp ráp chỉ bằng keo.

Có thể ví nguyên lý hoạt động của máy ép cao tần như lò vi sóng, làm nóng thức ăn từ bên trong ra ngoài. Tương tự, sóng cao tần cũng giúp quá trình ghép diễn ra nhanh, khô keo, dính chắc chắn.
Cấu tạo máy ép cao tần có mặt bàn ép trên và ép dưới mang dòng điện trái dấu với nhau. Sau khi phóng, điện trường đi từ mặt bàn vào các khe hở chứa keo giữa các thanh gỗ. Lúc này các phần tử nước trong keo và gỗ chuyển động xoay liên tục tạo ma sát từ đó mà sinh nhiệt làm chết keo hoàn toàn từ bên trong với thời gian ngắn nhất.

Chính nhờ hoạt động nguyên lý như vậy mà máy ép cao tần có thể ghép được những tấm gỗ có kích thước lớn. Thời gian ghép nhanh chóng trên cả những thanh gỗ dày tạo ra sản phẩm chất lượng bền, đẹp.
Lợi ích tuyệt vời khi sử dụng máy ép khung cao tần
Không phải tự nhiên mà dòng máy ép cao tần này lại được sử dụng phổ biến ở các xưởng gỗ như vậy. Sau một quá trình đưa vào vận hành, ta có thể thấy rõ những lợi ích tuyệt vời của máy nhằm tiết kiệm công sức, thời gian sản xuất:
- Làm khô keo nhanh từ 2-20 giây, hoàn thành xong 1 mẻ ghép trong vòng 3-4 phút.
- Không làm biến dạng gỗ, đổi màu gỗ.
- Chất lượng mối ghép tốt do keo khô đồng nhất từ trong ra ngoài.
- Dễ thao tác và vận hành.
- Tiết kiệm sức người, nhân công cho doanh nghiệp.
- Độ bền cao do linh kiện được lựa chọn chất lượng cao trong và ngoài nước. Đảm bảo hoạt động ổn định trong thời gian dài.
Những lưu ý khi vận hành máy ép khung cao tần
Tuy máy được vận hành đơn giản, nhưng trong quá trình sử dụng máy móc cũng nên tuân thủ một số quy tắc nhất định để đảm bảo máy hoạt động tốt và an toàn cho người lao động như sau:
- Không tự ý tháo rời, thay đổi các bộ phận của máy.
- Phải đóng cọc tiếp đất trước khi đưa vào vận hành.
- Độ ẩm gỗ phải nhỏ hơn 12% và phải sử dụng đúng loại keo dành cho máy ép cao tần.
- Không tự ý điều chỉnh các thông số trong tủ điện của máy.
- Lực ép và thời gian ép phải tùy thuộc vào từng loại gỗ.
- Giữ khoảng cách giữa tay và khung ép khi điều chỉnh, tránh kẹp tay.
- Thường xuyên vệ sinh máy nhưng chỉ vệ sinh máy sau khi đã tắt hẳn và chờ máy nguội. Giảm nguy cơ gây cháy nổ.
- Hạn chế mang trang sức kim loại trong quá trình vận hành máy.
- Chỉ nhân viên bảo trì mới được phép sửa chữa máy.
- Khi có vấn đề bất thường xảy ra, thông báo ngay cho nhà cung cấp, bên cho thuê máy để xử lý ngay.
Đó là những lợi ích, công dụng và lưu ý khi sử dụng máy ép khung cao tần. Khi bạn tìm mua hoặc thuê thì cũng cần lựa chọn các đơn vị cung cấp uy tín để được tư vấn, hướng dẫn và bảo dưỡng thường xuyên cho máy. Đại Phúc Vinh là đơn vị tiên phong công nghệ máy cho ngành chế biến gỗ tại Việt Nam, hãy tìm hiểu kỹ hơn thông tin về chúng tôi qua website https://daiphucvinh.com.vn/he-thong-cao-lap-rap-khung-cao-tan
Xem thêm các tin tức khác tại https://focuscampus.org/